SỐNG TỈNH THỨC

Bệnh ốm vặt của xã hội hiện đại chính là vì ta thiếu kết nối với tâm mình. Ta lo lắng, ta bất an, ta thiếu sự bình yên. Tại sao? Vì ta không kết nối với bản chất của mình. Nếu ta gắn kết với nội tại, ta sẽ không hủy hoại nhau, và không hủy hoại hành tinh này chỉ vì muốn tìm kiếm quyền lực. Khi ta sống với chính mình, nhu cầu phải kiểm soát sẽ được nhường cho ý thức về việc trao quyền cho cá nhân và cho sự hợp nhất. Khi quan tâm đến bản thân, tự nhiên ta sẽ trân trọng cuộc sống và lòng thương cảm đối với con người, đặc biệt là với những người kém thế.

Khi nhận ra nỗi lo lắng của con trẻ không có trong thế giới bên ngoài mà từ lãnh địa trong tâm hồn con, ta dạy con biết tưởng tượng, thay vì động viên con tìm kiếm sự thỏa mãn bên ngoài để lắng dịu nỗi lo. Nếu là cha mẹ tỉnh thức, ta sẽ kiên nhẫn và không vội vàng áp đặt mọi hoạt động, mọi mẩu kiến thức lên con. Ta nhận ra tuổi thơ không phải là lúc trái cây chín lựng, mà là lúc gieo mầm. Ta cũng hiểu rằng các con có quyền chọn loại mầm con sẽ gieo, dưới sự chỉ dẫn sáng suốt bẩm sinh và ý thức về vận mệnh. Nói cách khác, cha mẹ thức tỉnh hoàn toàn tin tưởng trực giác của con đối với vận mệnh của chính con. Sống thức tỉnh không chỉ không là tập trung vào kết quả mà còn là quá trình, không chỉ là sự hoàn hảo của một hoạt động mà còn là sự dũng cảm dám học hỏi từ sai lầm. Ta cần nhận thức rằng phải tập trung vào giây phút hiện tại. Rằng phải tin tưởng cuộc sống mới có thể làm người thầy kiên định, thiện chí và thông thái.

Sống với giây phút hiện tại đòi hỏi bạn phải kết nối với chính nội tâm của mình. Xuất phát từ vị trí trung tâm, tĩnh mịch này, mọi hoạt động chỉ đơn giản là biểu hiện của chủ đích sâu xa hơn. Xuất phát từ vị trí này, bạn không còn trong tư thế theo đuổi cái này đến cái khác nữa và bạn sẽ hiến dâng năng lượng để nhận thức rõ sự tĩnh lặng trong nội tâm. Sự tĩnh lặng nội tâm này được biểu lộ bằng hình thức hiện hữu, và sự hiện hữu là tính chất cốt yếu của tinh thần tỉnh táo, biết tiếp thu và biết chấp nhận của người cha/người mẹ tỉnh thức.

Là cha mẹ, trừ khi ta biết sống với hiện tại thay vì chỉ biết làm gì đó, biết lắng nghe tiếng nói trong lòng thay vì bị thôi thúc bởi các yếu tố bên ngoài, hành trình cha mẹ – con cái sẽ đầy rẫy những lo âu và kịch nghệ. Khi ta chuyển từ trạng thái làm theo cái tôi sang trạng thái nguyên bản, thế giới quan của ta thay đổi. Ta thấy mình không còn tập trung vào nhu cầu nữa, mà tập trung vào sự phục vụ, ta thôi không cảm thấy thiếu thốn trong lòng, mà trải nghiệm sự đủ đầy; ta thôi không cảm thấy bế tắc, mà cảm thấy tuôn trào; ta thôi không mắc kẹt trong quá khứ, mà tỏa sáng với thực tại.

Đây là sự biến đổi sống còn nếu ta muốn dạy con trong tỉnh thức, nhưng việc này thực không dễ. Ta sẵn sàng làm theo cái tôi vì ta dễ dàng gật đầu với các yếu tố gắn liền với thành tích của con, hơn là đồng thuận với trạng thái nguyên bản của con. Nhưng, nếu ta hướng trọng tâm đến niềm vui khi được là chính mình, để mọi hoạt động của ta đều xuất phát từ trạng thái trẻ con này, ta sẽ tự động thấy mình vinh danh con vì các đặc điểm có thể khó đo đếm nhưng chắc chắn thiết yếu hơn – ví như sự chân thật, cảm giác sợ hãi, niềm vui, sự bình yên, lòng dũng cảm và sự tin tưởng.

Khi ta đầu tư tâm sức vào nơi mà con sẽ dừng chân trong cuộc sống, ta trao cho con ý thức rằng “thời gian là tiền bạc”, thay vì dạy con rằng thời gian là vô hạn khi trải nghiệm trong hiện tại. Cha mẹ sống với hiện tại sẽ dạy con sống vì mục đích nội tại của mình, bởi mục đích ấy được sinh ra từ tâm hồn, thay vì sống vì tiền bạc hay danh vọng. Trẻ con hài lòng với món quà nhỏ xinh trong bữa tối vì con đang có bữa ăn đặc biệt. Mắt con không tìm kiếm mọi thứ để trói buộc, mà để cho đi. Thay vì áp đặt ý chí vào cuộc sống, con sẽ tự trôi theo dòng nước. Con coi cuộc sống là người bạn đồng hành mà nhờ đó, thế giới bên ngoài làm phong phú hơn thế giới nội tâm và ngược lại.

– Trích từ sách Làm Cha Mẹ Tỉnh Thức – Tiến sĩ Shefali Tsabary – 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.