ĐÂU LÀ NGUỒN CƠN CỦA NỖI SỢ THỰC TẠI?

Nhiều người trong chúng ta sợ phải ngồi một mình và thực sự trải nghiệm nỗi cô độc của bản thân. Ta sợ hãi khi phải đối mặt với sự đơn độc của mình. Đó là lý do ta tất bật ngày đêm với vô số dự án và công việc – lý do ta tìm mọi cách để bước chân vào cuộc sống của con.

Rõ ràng gốc rễ của nỗi sợ hãi này là ta sợ chết. Dù cố trốn tránh hiện thực về cái chết, ta vẫn biết cuộc sống rất mong manh và rất dễ vỡ. Ta sống với niềm tin này dù ta cố gắng phủ nhận. Vẫn biết rằng ta đau khổ khi thực sự đối mặt với ý nghĩa của cái chết, nhưng thành thật với bản thân chẳng phải sẽ tốt hơn sao? Đón nhận bản chất mong manh, từng giây từng khắc của sự tồn tại sẽ trao quyền cho ta. Thay vì tránh xa nhận thức này bằng cách kiến tạo kịch nghệ cảm xúc, ta chỉ cần ngồi xuống với cuộc đời.

Cảm giác sợ chết khiến ta dính mắc với cái tôi, để ý thức về “tôi” là đối tượng biệt lập. Ngược lại, khi ta chấp nhận rằng cuộc đời không vĩnh cữu, ta tỉnh táo trước kết nối trọn vẹn và điều kỳ diệu thường nhật. Đây là nơi hành trình nuôi dạy con trở nên sinh động. Trân trọng mọi khoảnh khắc tồn tại của con, ta hưởng thụ từng trải nghiệm, đặc biệt là các trải nghiệm có vẻ bình thường. Ta thôi không lãng phí thời gian và sức lực vào những việc không đem lại niềm vui. Ta thôi không lãng phí sự tồn tại của mình vào những vật chất bâng quơ, nhận thấy rằng điều quan trọng là sự gắn kết với bản thân và các mối quan hệ trong cuộc đời.

Thật không dễ để chấp nhận rằng hành trình cuộc đời này chỉ thuộc về chúng ta. Ta sợ mình sẽ cảm thấy đơn côi và cô độc nếu ta tuyên bố mình là độc nhất vô nhị. Đó là vì, nếu ta xa lạ đối với chính bản thân mình, ta khó có thể nuôi dưỡng chính mình. Ta không nhận ra rằng nếu không trải nghiệm con đường độc nhất của mình, ta không thể đạt được mục tiêu cá nhân và hòa hợp thế giới.

Các con có thể dẫn dắt ta đến với sự chân thực bởi theo bản năng, con biết phải làm thế nào. Trực giác con biết phải sống thế nào bên trong hình hài của mình và đáp lại tâm hồn. Con có ý thức trọn vẹn về sự cần thiết phải gặp gỡ thực tại như chính nó và sự hồi đáp của con khác với người lớn. Đó là lí do ta sẽ học được cách sống thực thụ từ các con.

Về cơ bản, ta sợ phải đầu hàng cuộc sống như nhiên, và nỗi sợ hãi này khiến ta. luôn cảnh giác cao độ. Nhưng đầu hàng tinh thần của con là việc làm cấp bách nếu ta muốn con biết lắng nghe con người thật của con. Để làm được điều đó, ta phải lặn sâu xuống bên dưới phản ứng của mình, trí thức hóa, thậm chí phải biết cách, để đơn giản là được gặp gỡ con vì con là chính mình, thực tại với thực tại.

– Trích từ sách Làm Cha Mẹ Tỉnh Thức – Tiến sĩ Shefali Tsabary – 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *