BẠN CÓ BIẾT CẢM GIÁC LO LẮNG BAO CHE CHO SỰ BẤT LỰC?

Khi cha mẹ đối mặt với tình huống bằng sự hoài nghi, lưỡng lự, bi quan hoặc không tin tưởng, không thể bình tĩnh chấp thuận thực tại, lo lắng tìm kiếm câu trả lời cho tương lai, con trẻ cũng định hướng cuộc đời của mình tương tự như vậy. Bởi vì các phụ huynh này không coi khó khăn trong cuộc sống là cơ hội để gắn kết với sự kiên cường của mình; thay vào đó, họ lại có thái độ “tôi bất hạnh”, vì vậy con họ sẽ có cảm xúc tương tự khi gặp khó khăn. Kế thừa nỗi lo lắng tạo ra cảm giác mình là nạn nhân và muốn được đóng vai tử vì đạo.

Tương tự như vậy, khi cha mẹ tương tác với khoảnh khắc hiện tại bằng sự tập trung đối với thứ mà họ cảm thấy đang bị bỏ lỡ, sự thiếu hụt đó sẽ trở thành lăng kính của con đối với thế giới quan. Đây là kết quả của cảm giác trống rỗng, để khi ta nhìn thế giới xung quanh, ta chỉ nhìn những thứ quen thuộc, tức là những thứ mà chúng ta nghĩ đang bị bỏ lỡ. Ta không quen với khái niệm hoạt động mà thiếu đi sự đủ đầy, đến mức ta không nhận ra sự đủ đầy của vũ trụ.

Đối với một số người, sự lo lắng tạo thêm lửa cho nhu cầu phải “hoàn hảo”, điều đó buộc ta phải “sửa” mình, và những thứ đó đều được thôi thúc bởi mong muốn giành được sự đồng thuận của tất cả mọi người đối với ta. Đối với một số khác, nỗi lo lắng lại thêm lửa cho đối thủ của mong muốn được chấp nhận, và đối thủ đó mang hình hài của sự nổi loạn. Ta vẫn cảm thấy mình phải hoàn hảo, vẫn mong muốn được sửa mình, vẫn mong đợi sự chấp thuận, nhưng khao khát ấy bị lu mờ bởi hành vi thực tế của ta.

Hơn cả, nỗi lo lắng chính là nhu cầu được kiểm soát. Khi ta không thể là chính mình, ta từ bỏ mối liên hệ với con người thật của mình. Ta muốn hình thành cảm giác “kiểm soát bản thân” bằng cách trói buộc vào ý chí của người khác, hoặc ta cố cảm thấy mình nằm quyền kiểm soát bằng cách thống trị người khác, nhất là các con. Để giảm bớt lo lắng, ta bị thôi thúc phải sắp đặt các tình huống trong cuộc sống, ra mệnh lệnh cho kết quả của các tình huống, và sắp đặt vị trí cho mọi người xung quanh.

Lo lắng khiến ta cảm thấy ta “đang làm” gì đó, khiến ta ngốc nghếch tưởng mình đang kiểm soát mọi thứ. Bằng việc “làm gì đó” trong tâm trí, ta cảm thấy mình đang hành động. Nhưng, vì nỗi lo lắng là hướng vào tương lai, vào những việc vẫn chưa xảy ra, nên nó khiến ta trượt khỏi hành động tích cực trong thực tại. Thực ra, lo lắng là chiếc mặt nạ che kín nỗi sợ phải “sống với hiện tại” trong thời điểm hiện tại.

Nhưng nghịch lý thay, khi ta lo lắng, ta sợ phải chịu trách nhiệm với tình huống để thay đổi theo chiều huống tốt hơn. Khi tìm hiểu sâu hơn về sự lo lắng, nó là trạng thái thụ động – tác nhân gây xao nhãng cho phép tâm trí ta bận rộn suy nghĩ và có vẻ như là phản ứng chủ động trước tình thế, nhưng thực ra tác nhân đó không hề có quyền lực. Ta muốn áp đặt sự kiểm soát thông qua lập trường với một vấn đề nào đó, thông qua ý nghĩa hoặc bằng cách áp đặt ý chí của mình cho người khác, nhưng ta hiếm khi hành động để thay đổi.

Với quan niệm ấy, ta đối mặt với thử thách cuộc đời bằng cảm xúc bị bó hẹp thay vì ý thức gặp khó khăn để mình phát triển hơn. Khi đó, nỗi lo lắng dấy lên cảm giác thất vọng và rối trí, và đổi lại sẽ dẫn đến thất bại, khiến ta ít có động lực hơn, càng khiến ta lo lắng nhiều hơn và gây ra cảm giác bất lực. Ta không muốn cam kết gì với cuộc sống, vì ta sợ thất bại, và rồi ta tự tạo ra hết rào cản này đến rào cản khác. Khi đối mặt với tình huống phức tạp, ta chỉ nhìn thấy rắc rối mà không nhìn ra giải pháp.

Nhiều người trong chúng ta liên tục tạo ra các tình huống ngầm hủy hoại chính bản thân mình chi để nuôi dưỡng quan niệm “Mình không thể”. Ví như ta chuẩn bị ôn thi muộn. Nếu ta bị điểm kém vì chần chừ không chịu ôn bài, ta lại tin rằng mình “không có năng lực”. Hay khi ta không hoàn thành dự án vì ta không những không chịu nổi các yếu tố gây xao nhãng mà còn cho phép các yếu tố này ngáng đường mình, ta cũng tin rằng ta không có năng lực. Cũng có lúc ta tạo ra thay đổi tích cực trong cuộc sống nhưng ta lại con thay đổi đó là không phù hợp vì ta thấy không quen thuộc, và điều đó khiến ta lo lắng đến mức từ bỏ sự thay đổi và trở lại với sự thụ động. Tin rằng ta biết kết quả trước khi hành động khiến ta chỉ dám mạo hiểm khi biết chắc kết quả sau này. Nếu không có sự chắc chắn, ta cảm thấy mình dễ bị tổn thương, không được che chở.

Nếu sinh ra trong gia đình mà phản ứng đầu tiên của cha mẹ là lo lắng khi gặp khó khăn, bạn cũng sẽ để lại cho thế hệ sau thái độ sống này, trừ khi bạn biết để ý đến hành vi của bản thân và tỉnh táo không lặp lại vết xe đổ đó. Con bạn sẽ thấy cuộc sống rất đáng sợ. Lấy bạn làm gương, chúng sẽ sợ hãi cả món quà có thể trao cho chúng quyền đối mặt với khó khăn một cách vui vẻ và niềm tin này chỉ dựa trên “vốn hiểu biết” nội tâm của chúng. Nghi ngờ chính mình, chúng sẽ rơi vào ảo tưởng rằng trừ khi chúng lo lắng hoặc tìm thứ gì đó đáng ghét trong cuộc sống, kiểu gì chúng cũng bị xui xẻo.

Vòng tuần hoàn của quan niệm này, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, sẽ bị phá vỡ nếu ta biết rằng lo lắng là chiếc mặt nạ che kín nỗi sợ phải sống với hiện tại. Khi sống với thực tại, ta sẽ giúp con xây dựng niềm tin vào cuộc sống một cách sáng suốt.

– Trích từ sách Làm Cha Mẹ Tỉnh Thức – Tiến sĩ Shefali Tsabary – 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.