BẠN CÓ ĐƯỢC PHÉP LÀ CHÍNH MÌNH?

Những đứa trẻ từng bị tổn thương do có cha mẹ chỉ biết quan tâm đến bản thân sẽ tự tạo “mặt nạ” để có được sự quan tâm. Vì chúng luôn phải phục tùng cái tôi của cha mẹ, chúng không dám nói lên tiếng nói chân thật mà chỉ thể hiện bản thân một cách gián tiếp, phải đi đường vòng để đạt được mong muốn, chúng không được là chính mình và không được đáp ứng những nhu cầu chính đáng của bản thân. Cảm thấy mình là nạn nhân, chúng đổ trách nhiệm về cảm xúc của mình lên vai người khác, bởi vì khi đổ vấy cho người khác khiến chúng cảm thấy thoát tội, trút bỏ được mọi trách nhiệm và cho phép chúng đứng vào thế đáng thương hại.

Khi những đứa trẻ này lớn lên, chứng không cho phép con cái được là chính mình. Nếu con cái dám là chính mình, những cha mẹ này nghĩ rằng mình là nạn nhân của con cái. Hoặc họ đóng vai hi sinh vì con cái, để con có mặc cảm tội lỗi vì đã dám thử là chính mình.

– Câu chuyện –

Để tôi kể cho các bạn nghe về Martha – lớn lên giữa tám anh chị em, cô sớm nhận ra rằng sự quan tâm của cha mẹ bị chia nhỏ rất nhiều. Cảm thấy bất công, cô phát hiện ra rằng để lấy được sự chú ý của cha mẹ, cô cần phải có chiêu thức đặc biệt. Kết quả là lúc thì công đóng vai một diva, diễn kịch, khóc to hơn các anh chị em, thậm chí trang điểm lộng lẫy hơn. Lúc khác, cô giả ốm, kêu đau bệnh. Cho dù cô có cố gắng thế nào đi chăng nữa thì sự thực nghiệt ngã là bố mẹ cũng chỉ có thể dành cho tám anh chị em cô từng đó sự quan tâm.

Lúc nào cũng cảm thấy bất công, Martha lớn lên trở thành người phụ nữ suốt ngày ca tháng. Cô kết hôn với một người đàn ông thích kiếm tiền hơn quan tâm đến cô, để cô một mình nuôi dạy con trai còn hắn thì đi tán gái. Cô dồn hết mọi cảm xúc vào Nate – con trai và đứa trẻ trở thành trung tâm vũ trụ. Vì đứa con là người làm cho cô cảm thấy mình đặc biệt – thứ cảm xúc cô đã thèm muốn từ lâu, cô sẵn sàng chiều theo mọi mong muốn của thằng nhỏ, biến cậu trở thành người đàn ông trong mộng của mình.

Bạn của Nate ghen tị với sự quan tâm mẹ dành cho cậu mà không biết rằng cậu chẳng thấy mình may mắn mà chỉ thất áp lực. Bị kỳ vọng là người đàn ông mà mẹ không tìm thấy ở bố và chồng, cậu bé cảm thấy tội lỗi mỗi khi có suy nghĩ về việc tách khỏi vòng kim cô của mẹ và sống cuộc đời của riêng mình.

Martha đóng vai là người mẹ hy sinh tần tảo. Bất cứ lúc nào Nate cãi lại mẹ, cô đều nhắc cho cậu bé nhớ là mình đã làm những gì cho con, những gì mình đã hi sinh, rằng cô đã cống hiến cả cuộc đời cho cậu thế nào. Cô điều khiển cậu bé bằng nước mắt và gợi lên trong cậu lòng thương hại. Bố của Nate đổ lỗi cho cậu, theo cách tinh vi nhất, vì đã cướp mất vợ của ông.

Nate bị mắc kẹt trong cái bẫy phải chịu ơn mẹ cứ như thể nhiệm vụ của cậu là phải làm cho mẹ hạnh phúc theo cách mà ông bà ngoại và bố cậu không làm được. Mặc dù muốn được đi du học, cậu vẫn chỉ loanh quanh trong vòng tròn bán kính hai dãy nhà quanh chỗ ở thuở nhỏ, chỉ dám hẹn hò những cô gái mà cậu nghĩ mẹ sẽ đồng ý bởi vì nghĩ rằng nếu cậu đi xa mẹ sẽ không sống nổi. Tin rằng mình là người cứu rỗi duy nhất của mẹ, cậu trở thành nạn nhân của nạn nhân, vật hi sinh của kẻ tử vì đạo.

Khi yêu, cậu yêu người con gái cũng chuyên quyền như mẹ, đặt lên vai cậu hàng túi tội nợ y như mẹ đã làm với cậu ngày xưa. Và chẳng mấy chốc, mẹ và bạn gái cậu bắt đầu giằng co để có được sự quan tâm của cậu. Khi cậu lên chức bố, mẹ cậu càng có nguy cơ bị cho ra rìa, vì vậy bà chơi những trò chơi không có hồi kết với tâm trí cậu và dùng đủ mọi chiêu thức như hồi bà còn thơ ấu để thu hút sự quan tâm, ví dụ như giả vờ bị bệnh. Bà ra sức đòi hỏi sự chú ý của con trai mỗi khi có thể, bà chỉ biết quan tâm đến bản thân, cộng với việc Nate không thể tách mình ra khỏi mẹ, cuối cùng cũng khiến hôn nhân của cậu rạn nứt.

Trong quá trình trưởng thành, rất nhiều phụ nữ đóng vai tử vì đạo. Một cách vô thức, ta hấp thụ niềm tin rằng ta phải chăm sóc người khác và chính niềm tin đó đã khiến ta chăm sóc người khác một cách có chủ đích. Và nếu sự chăm sóc đó khiến ta bất mãn và coi đó là lợi thế của mình, do đó trói buộc sự chăm sóc đó với bản thân ta. Ta sợ hãi khi lâm vào trạng thái cảm xúc đó để rồi phải chịu trách nhiệm, vì vậy ta thể hiện cảm xúc thông qua các công cụ gián tiếp, ví dụ như lớn tiếng tuyên bố rằng ta đang chăm sóc người khác, và vô hình trung đã coi đối tượng được chăm sóc là quân bài để cảm thấy mình quan trọng và được đánh giá cao. Nói cách khác, sự chăm sóc của ta bắt nguồn từ khao khát được lấp đầy khoảng trống trong lòng.

Hậu quả là rất nhiều trẻ phải gồng mình chịu đựng những người cha mẹ vô thức, vì vậy tôi đề nghị chúng ta hãy tự nhủ mỗi ngày:

Tôi cần phải được giải phóng khỏi quan niệm rằng tôi có quyền phán xét tâm hồn con.

Tôi giải phóng con khỏi sự cần thiết phải có được sự đồng ý của tôi, cũng như nỗi sợ hãi nếu tôi không đồng ý.

Tôi sẽ tự do thể hiện sự đồng thuận của mình vì con tôi có quyền được như vậy.

Tôi cầu mong mình đủ tinh anh để trân trọng điểm sáng trong những điều rất đỗi bình thường của con.

Tôi cầu mong mình có đủ khả năng để không định hình con dựa trên điểm số hay thành tích.

Tôi cầu mong mình đủ tế nhị để ngồi bên con mỗi ngày và để quan sát sự hiện diện của tôi.

Tôi cầu mong được ghi nhớ và được chìm đắm trong sự bình thường của chính mình.

Tôi không được phán xét mà chấp thuận trạng thái bình thường của con.

Tôi không được quyết định đường đời tương lai của con.

Tôi là người bạn tinh thần của con.

Tâm hồn con chắc chắn sáng suốt và sẽ tỏa sáng theo cách riêng của nó. Tâm hồn con sẽ phản ánh phương thức mà tôi được mời gọi tham gia để hồi đáp chính mình.

– Trích từ sách Làm Cha Mẹ Tỉnh Thức của Tiến sĩ Shefali Tsabary –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.