TÌNH YÊU NGỌN LỬA VÀ TÌNH YÊU HÌNH TỬ CUNG

1/ Cha mẹ lùi lại phía sau, làm quân sư có trách nhiệm tham mưu, quan sát, nhắc nhở trẻ chứ không ôm đồm hết mọi việc

Mọi sự cạnh tranh trong xã hội hậu công nghiệp hóa và kinh tế 4.0, 5.0 sau này đều mang tính toàn cầu. Bởi thế, để đảm bảo vị thế ưu việt cho con cháu chúng ta, giới trẻ chỉ tham gia các công việc mang tính khoa học kỹ thuật cao thì chưa đủ, chúng cần phải có tố chất tổng hợp gồm có kỹ năng quản lý của CEO, trí sáng tạo, trí tưởng tượng và giá trị nhân văn. Để hình thành những tố chất đó, trẻ cần sớm xây dựng cho mình giá trị quan, kỹ năng phán đoán và tư duy độc lập. Cha mẹ không thể thay trẻ quyết định tất cả mọi việc. Dù cha mẹ có nhiều kinh nghiệm sống quý báu đến đâu thì trong xã hội hậu công nghiệp, khi những giá trị luôn luôn biến đổi không ngừng, các bậc phụ huynh thông thái sẽ không lạm quyền quyết định thay trẻ mà sẽ động viên, gợi ý trẻ suy nghĩ: Con yêu, con hãy nghĩ xem mình có hứng thú với cái gì, có năng khiếu gì? Con muốn trở thành người như thế nào, con đã chuẩn bị tinh thần học tập suốt đời chưa?

2/ Cha mẹ yêu con thì phải biết suy nghĩ sâu sắc vì con

Bậc phụ huynh yêu thương con cái, tính kế sâu rễ bền gốc cho cuộc đời của con nên mới quyết định rút về hậu phương, từ đó rèn luyện kỹ năng tự suy nghĩ, tự lựa chọn của con, giúp con tạo dựng chỗ đứng trong xã hội, tìm được giá trị của bản thân.

Nếu trẻ chưa có tính tự chủ, dù phụ huynh có nói ròng rã suốt ngày, chúng cũng vẫn đánh trống bỏ dùi. Chi bằng cha mẹ phân tích tố chất đặc biệt của con, làm tham mưu, quân sư của con, giúp con mau chóng tìm được hứng thú và ước muốn của mình. Rồi dần dần những hứng thú và ước muốn ấy sẽ thay thế nỗi lo lắng của cha mẹ, dẫn dắt trẻ bước ra ngoài thế giới rộng lớn hơn, giàu lý tưởng hơn.

3/ Phần lớn nguyên nhân dẫn đến các bệnh tâm lý ở trẻ em chủ yếu liên quan đến thái độ giáo dục của cha mẹ

Tình thương của cha mẹ vốn không có tội, nhưng nếu cha mẹ đi quá giới hạn, khiến con trở nên lười biếng, buông thả và không có ý chí phấn đấu, thì đó thực sự là một cái tội.

Nếu cha mẹ bao bọc con cái từ khi chúng con nhỏ, có khả năng đứa trẻ sẽ nảy sinh tâm lý ỷ lại, hình thành một “cảm giác an toàn” giả tạo; mặt khác, đến khi cha mẹ ép chúng đi ngược lại mong muốn của mình, kết quả là dễ dẫn đến mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái. Khi đứa trẻ bước vào thời kỳ trưởng thành, mâu thuẫn này ngày càng trở nên gay gắt.

4/ Khi con cái đi qua thời thơ ấu (0-6 tuổi), nếu cha mẹ vẫn bao bọc chúng trong “tử cư hư cấu”, chúng sẽ trở thành người chẳng có tài cán gì. Vì vậy, chỉ có uốn nắn con cái từ nhỏ, các bậc cha mẹ mới có thể thể hiện được giá trị của một tình yêu chất lượng cao.

Xem thêm >>> BƯỚC RA KHỎI BỐN SAI LẦM LỚN TRONG CÁCH YÊU THƯƠNG CON