TÌNH YÊU THƯƠNG CỦA CÁC BẬC CHA MẸ NÊN NHẰM VÀO MỤC ĐÍCH ĐEM LẠI LỢI ÍCH SUỐT ĐỜI CHO CON, CHỨ KHÔNG NÊN ĐÁP ỨNG NHU CẦU TẠM THỜI CỦA CON

1/ Tình yêu thương của các bậc cha mẹ nên nhằm vào mục đích đem lại lợi ích suốt đời cho con, chứ không nên đáp ứng nhu cầu tạm thời của con

Một con sư tử mẹ dạy sư tử con săn mồi. Sư tử mẹ bảo hai sư tử con: “Các con nghe này, bây giờ mẹ sẽ dạy các con săn mồi. Nào, Simba, Kovu chúng ta đi bắt thỏ nhé!”

Sư tử mẹ vừa dứt lời, hai chú sư tử con liền chạy băng bằng trên đồng cỏ. Đột nhiên, sư tử anh vì chạy quá nhanh mà ngã lăn quay. Sư tử mẹ xót xa: “Từ sau con không cần đi săn mồi nữa.”

Hằng ngày, sư tử mẹ đều đưa sư tử em đi săn, sau khi sư tử em ăn no, nó sẽ mang phần thịt còn lại về cho sư tử anh. Từ đó, sư tử anh sống vô cùng sung sướng.

Ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, sư tử anh và sư tử em đều đã trưởng thành. Một hôm sư tử mẹ bị bệnh rồi qua đời, hai con sư tử tự đi săn mồi. Chúng mải miết chạy, chia thành hai ngả. Sư tử anh muốn tìm thức ăn nhưng nó chẳng biết làm thế nào. Ba ngày sau, sư tử anh ngã quỵ. Câu nói sau cùng nó thốt lên là: “Mẹ, con hận mẹ!”

2/ Mỗi người đều phải có ước mơ để theo đuổi và phải quyết tâm thực hiện ước mơ ấy một cách tốt nhất!

3/ Nuôi con cái trong giàu sang, đến khi lớn lên nó cũng sẽ gặp khó khăn trắc trở trong cuộc sống. Cho nên các bậc cha mẹ yêu thương con cái càng cần phải có con mắt nhìn xa.

4/ Thứ đáng quý nhất không phải là những món quà đẹp đẽ, mà là người thân, là niềm vui và là yêu thương.

5/ Giàu hoàn toàn có thể giàu ba họ, quan trọng là cha mẹ thể hiện cách yêu thương con cái như thế nào.

Dẫu sự vất vả và công lao không xung đột với nhau, sự sâu sắc và nghệ thuật không đối lập với nhau, sự hy sinh và sáng suốt cũng không mâu thuẫn với nhau, nhưng nếu cha mẹ chỉ cần nhiệt tình không cần lý trí, một mực hy sinh không chú ý đến sự sáng suốt, quen thói bao đồng không chịu rút lui, thì họ chỉ chuốt lấy vất vả mà chẳng thấy được niềm vui. Bản thân họ chính là người mang đến cho con món quà đáng sợ nhất.

6/ Phát huy sự giá trị và tự tôn nơi con trẻ

Người lớn nên chạy cho con trẻ ý thức được chúng cũng là thành viên trong nhà nên phải có trách nhiệm với gia đình. Nên dạy cho con trẻ san sẻ gánh nặng của người lớn trong khả năng cho phép của mình. Khi bọn trẻ tìm được cảm giác giá trị và tôn trọng, chúng sẽ chủ động học tập, hiển nhiên hiệu quả học tập cũng cao hơn. Còn khi chúng không cảm giác trách nhiệm, không có cảm giác giá trị, dẫu ngồi vào bạn học thì chúng cũng chỉ nghĩ ngợi lung tung, không tập trung học được.

7/ Cha mẹ có thể cho con cái rất nhiều tình yêu thương, nhưng không thể trưởng thành thay con

Cha mẹ có thể cho con cái rất nhiều tình yêu thương, nhưng không thể trưởng thành thay con. Trước khi dạy con học tập tri thức, cha mẹ nên trang bị cho trẻ một số kỹ năng làm việc cơ bản như là nấu cơm, rửa bát, quét nhà. Một người đến cơm cũng không biết nấu thì không có tư cách để nghiên cứu học vấn. Mỗi người làm cha, làm mẹ đều rất mực yêu thương con cái của mình, nhưng tình yêu ấy cần có chất lượng. Có tình yêu giống như dòng nước mát, sau khi thỏa mãn cơn khát trong cổ họng của con, nó không để lại dấu vết gì; có tình yêu lại giống như giọt máu đào đi vào thể chất và tinh thần của con, suốt đời chảy trong con, ban cho con sức mạnh.

8/ Đào tạo con trẻ kỹ năng quản lý

Cho con xem các khoản chi tiêu trong gia đình để con biết tường tận chi phí sinh hoạt của gia đình trong giai đoạn hiện tại, gia đình cần bao nhiêu tiền thanh toán các loại hóa đơn. Tại sao phải làm như vậy? Là để cho con hiểu rằng: ai cũng thích chơi, nhưng trước hết con cần phải tiếp cận một môi trường giáo dục tốt, đạt thành tích học tập cao, có kỹ năng làm việc và kỹ năng sinh tồn, có như vậy ngày sau con mới có được sự tự do và những gì con mong muốn.

9/ Làm việc nhà là cơ hội để dạy trẻ bài học sinh tồn cơ bản

Để con cái làm việc vặt trong nhà, nhận thù lao theo cơ chế thị trường, nắm bắt kỹ năng quản lý tài sản ngay từ khi chúng còn nhỏ. Tạo cơ hội để trẻ thường xuyên tham gia vào các hoạt động của gia đình, cùng cha mẹ làm một số việc nhà trong khả năng cho phép như: dọn dẹp nhà cửa, nấu những món ăn đơn giản, quét dọn sân vườn, trồng cây cảnh, lau rửa ô tô, làm việc sinh trong ngoài nhà, mua sắm đồ dùng…

Dạy con về tiền bạc không đơn thuần là dạy con cách quản lý tài sản, cao hơn thế đó còn là dạy trẻ về nhân cách, phẩm hạnh làm người. Không ngại rằng con mình hôm nay đi bán hàng rong, nghĩa là cả đời nó sẽ sống lay lắt nơi đầu đường xó chợ. Trái lại, những trải nghiệm từ cuộc sống thực tế sẽ giúp trẻ hình thành lý tưởng sống, trong khi đó những trẻ được ăn ngon mặc đẹp lại khó xác định mục tiêu phấn đấu cho mình.

10/ Giúp con tránh xa “cạm bẫy thỏa mãn”

Cha mẹ cho con biết về hoàn cảnh gia đình mình ở mức độ phù hợp, giúp trẻ càng biết quý trọng cuộc sống và công sức lao động của cha mẹ, không coi cha mẹ là cái máy in tiền của mình. Còn những đứa trẻ mù mờ về hoàn cảnh gia đình mình sẽ coi sự lao động vất vả của cha mẹ là bình thường.

Những đứa trẻ ăn ngon mặc đẹp quen được gia đình đáp ứng mọi đòi hỏi của mình trong một thời gian dài sẽ hình thành nên nhận thức sai lầm, trẻ nghĩ rằng những việc cha mẹ làm vì yêu thương con cái là lẽ đương nhiên, xưa nay vẫn vậy. Từ đó, trẻ tự cho mình là trung tâm vũ trụ. Dù bạn đặt ra quy định gì đi nữa cũng chẳng ăn thua. Cho nên, chưa có điều kiện thì hãy đặt ra điều kiện. Đó là bất luận gia đình giàu có hay nghèo khó, các bậc cha mẹ cũng đều nên “sáng tạo” ra một vài tình huống khó khăn nhằm rèn luyện ý chí và chỉ số IQ của con. Thường cuyên bố trí cho con tham gia “trải nghiệm cuộc sống nghèo đói”, chẳng hạn đưa con đến thăm những khu vực nghèo đói của đất nước hoặc ở Châu Phi để con mở rộng tầm nhìn ra thế giới.

Các bậc cha mẹ nên lao tâm khổ tứ để mô phỏng hoàn cảnh gia đình hoặc đưa con tới trường học có chi phí rèn luyện kỹ năng sống cao để chịu khổ, mục đích là để trẻ không rơi vào cạm bẫy ngọt ngào của sự thỏa mãn.

Xem thêm >>> TÌNH YÊU NGỌN LỬA VÀ TÌNH YÊU HÌNH TỬ CUNG