NẾU BẠN CẢM THẤY CHƯA ĐỦ NGOAN…

Nếu cha mẹ bị di chứng nặng nề bởi những nỗi đau đến nỗi không thể tương tác với con đúng cách chứng xứng đáng được nhận, tâm hồn con không chỉ cảm thấy trống rỗng, mà còn bị xé nát thành từng mảnh nhỏ. Bởi vì không chỉ bản thể của con bị mất đi, mà thực ra chưa bao giờ tồn tại và phát triển. Con lang thang trên cuộc đời tìm kiếm một tấm gương hay bất kỳ điều gì có thể giúp nhìn rõ chính mình hơn.

Nếu mối quan hệ với cha mẹ thất bại, việc tự tạo ra tấm gương soi nội tâm cực kỳ khó khăn. Con không chỉ cảm thấy lạc lõng, mà còn cực kỳ tuyệt vọng. Sự tuyệt vọng này biểu hiện bằng sự thu mình đầy bi quan hoặc nghiện thứ gì đó. Những chất gây nghiện không chỉ làm dịu vết thương, chúng còn có xu hướng khiến con tin rằng chúng mang lại tấm gương soi rọi nội tâm và con đạt được sự chấp thuận mà mình đang thiếu thốn.

Sự thật đáng buồn là cho dù thế giới xung quanh thay đổi đến đâu, nỗi đau thời thơ ấu vẫn lưu lại trong tim, cho đến khi ta có thể hàn gắn nội tâm của mình. Không đồ trang sức nào, bằng cấp học vị nào, hay sự quan tâm của bạn đời, có thể bù đắp lại lòng mong mỏi của một đứa trẻ đối với tình yêu thương vô điều kiện của bố mẹ.

Hầu hết chúng ta đều là những đứa trẻ lớn tuổi với những mong ước chưa thành. Chẳng hạn, nếu bố mẹ không có được sợi dây kết nối với bản thể của họ, khi nhìn vào gương mặt họ, ta mong thấy hình ảnh phản chiếu cái tôi của mình nhưng tất cả những gì ta nhìn thấy chỉ là sự trống rỗng, hoặc một phản ứng cảm xúc không phù hợp với ta. Vì không nhìn thấy mình trong ánh mắt của những người sinh thành, cảm nhận của ta về bản thân dần phai nhạt.

Những bậc cha mẹ dạy con với vết thương lòng, với những dày vò và đau đớn thường để lại dấu ấn lên con cái bằng nhiều cách khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ điểm qua một số mô thức điển hình thường gặp:

Jonathan, hiện đã hơn 40 tuổi, là người lớn lên thiếu sự khích lệ của cha mẹ mà anh xứng đáng được hưởng. Dù rất thông minh, không bao giờ anh giữ được việc trong công ty hơn một năm. Dù đã thử đổi nhiều ngành nghề khác nhau, từ các tập đoàn lớn, các công ty tư nhân, cho đến nghề giáo viên, không có nghề nào làm anh thỏa mãn. Dù ở cơ quan nào, anh cũng tìm ra một đối thủ chống lại mình, khiến anh phải bỏ việc. Giờ đây, anh ở bước đường cùng vì không ai muốn tuyển một người mà hồ sơ thiếu ổn định đến thế.

Trong cơn tuyệt vọng, Jonathan uống rượu, hút thuốc, đấu khẩu với vợ và hành hạ con cái. “Anh ấy tự làm mình tổn thương,” vợ anh nói với tôi qua điện thoại. “Không những mất niềm tin ở tất cả mọi người, anh ấy đang tự cô lập mình đối với cả vợ con. Anh ấy cảm thấy cả thế giới đã quay lưng lại với mình.”

Nếu tự nhìn lại mình, Jonathan đã nhận ra chính anh đã đóng sập cửa không cho bất kì ai, bất kì cơ hội nào đến với mình, bởi từ xưa đến nay anh luôn cảm thấy không được ai chào đón. Anh cho rằng cuộc đời thật dã man và bất công. Anh luôn thấy như thế bởi đã nhiều lần cảm nhận bị phản bội. Luôn nghĩ sớm muộn mình cũng bị phản bội, anh chuẩn bị sẵn tinh thần nghênh chiến. Dựa vào cảm giác phi thực tế về quyền và ấn tượng cá nhân, anh áp đặt các tiêu chuẩn không thể đạt được cho mọi người xung quanh. Khi những tiêu chuẩn đó không được áp dụng, anh chối bỏ mọi cơ hội khác đến với mình. Vòng lẩn quẩn tuyệt vọng kéo dài. Sự trống rỗng trong tâm hồn làm anh chỉ tập trung vào được và mất, mà không phải là những gì mình có thể cho đi.

Khi lớn lên cảm thấy mình không đủ tốt, ta áp đặt cảm giác không xứng đáng này lên thế giới xung quanh. Ta tự tạo ra một mặt nạ về ấn tượng của bản thân, như Jonathan, để bù đắp lại cảm giác đó. Hệ quả là ta khinh miệt những người xung quanh. Nhìn bề ngoài, dường như ta cao sang hơn người khác, nhưng sự thật là ta thiếu tự tin về giá trị bản thân mình.

Jonathan mang cả thế giới quan này áp dụng vào việc dạy con, ép con học hành, thúc dục con theo đuổi những hoạt động mà anh cho là có giá trị và phàn xét năng lực của con. Các con sợ hãi bố bởi anh chỉ thấy thoải mái khi là người bố có “quyền lực”.  Hệ quả là đứa con cả quay lưng với anh. Joshua bắt đầu học hành kém cỏi và muốn bỏ học. Cậu bé cảm thấy bỏ cuộc còn dễ dàng hơn việc sống trong nỗi sợ hãi thường trực vì làm bố thất vọng.

Nhiều người sống với niềm tin rằng, “Cuộc đời phải thỏa mãn mọi nhu cầu của mình!” Ta cố gắng tìm trong cuộc đời những lạc thú giống hệt như ta mong đợi. Ta tin tưởng sâu sắc đến nỗi bất kỳ điều gì xảy ra không như ý đều trở nên vô nghĩa. Kể cả khi đời mang đến những điều hay ho, ta cũng không thấy hứng thú. Với định kiến của mình, ta kháng cự lại trạng thái như nhiên không chỉ của cuộc sống mà còn của cả con cái. Hiển nhiên, sự kháng cự của ta chẳng mang lại kết quả gì bởi cuộc đời vẫn diễn ra theo cách riêng của nó. Nếu không ngoan, ta uyển chuyển thay vì chống lại nó.

Thông thường, sự tự ti về bản thân núp bóng cái tôi cao ngạo là hệ quả của sự thiếu chấp nhận từ cha mẹ, làm ta luôn khát khao. Trong một số trường hợp khác, đó cũng có thể là hệ quả của việc được tung hô quá đà. Hoặc ta cảm thấy mình như con rối, sống để làm vừa lòng bố mẹ, thay vì thỏa mãn nhu cầu của bản thân mình.

Natasha là một trường hợp điển hình của việc trút mong muốn cảm thấy có giá trị lên thế giới xung quanh. Cô luôn tự hào vì được sống trong một ngôi biệt thự ở khu dân cư cao cấp, mặc những quần áo sang trọng, đeo trang sức đắt tiền, kết bạn với giới thượng lưu và lái những chiếc xe hạng sang. Đột nhiên, chồng cô mất việc. Trong vòng một năm, họ phải chuyển về ở cùng bố mẹ chồng – một việc mà Natasha không thể chấp nhận. Natasha cảm thấy rất bức bối, đến mức cô không thể quan tâm chú ý đến các con. Với ý nhĩ rằng đây là một việc “khủng khiếp”, cô trút bỏ sự bất an của mình lên đầu chồng, đổ lỗi cho anh vì không thể giữ được việc làm.

Cho dù những điều phải trải qua khá tồi tệ, nhưng không phải là thảm họa như Ntasha nghĩ. Mặc dù điều kiện cuộc sống không giống những gì vốn quen thuộc với cô nhưng cuộc sống vẫn khá thoải mái và ổn định. Chỉ vì dính mắc với cái tôi, cô không nhận ra điều đó.

Cô nghĩ tình huống của mình thật khủng khiếp và tin là như vậy. Chồng cô rơi vào trầm cảm. Con cái học hành chểnh mảng và sức khỏe của cô bắt đầu giảm sút. Giờ đây, tình thế càng bi đát hơn bởi chồng cô chán chường không muốn tìm việc làm, họ phải cho con nghỉ học vì con thị trượt hết tất cả các môn. Nỗi khổ sở của Natasha ngày càng chất chồng.

Cô hỏi tôi: “Hãy cho tôi biết phải làm gì với nỗi đau lớn như thế? Tôi có nên nhảy cẫng lên? Tổ chức ăn mừng? Hay nói cho cả vũ trụ biết là tôi thích tình hình này và mong có thêm những điều như thế?” Bị kìm kẹp bởi sợ hãi và lo lắng không biết bữa tiếp theo sẽ ăn gì, cô không thể nhận ra thảm họa do chính mình gây ra. Cô không hề tưởng tượng được rằng vẫn có giải pháp cho tình huống của mình.

Natasha lớn lên trong một gia đình có truyền thống lo lắng thái quá về tiền bạc. Cha cô làm việc cả đời để dành tiền tiết kiệm, trong khi mẹ luôn lo lắng rằng không đủ tiền trang trải sinh hoạt. Natasha thừa kế niềm tin rằng vật chất quyết định giá trị con người, mặc dù nhà cô không hề nghèo túng. Bố mẹ cô chưa bao giờ dám theo đuổi cuộc sống mà họ mơ ước vì quá phụ thuộc vào tài khoản tiết kiệm. Họ luôn chắt chiu từng đồng, từ chối mọi sự hưởng thụ bởi luôn thấy tương lai mơ hồ. Từ cuộc sống của cha mẹ, Natasha dính chặt lất sự giàu sang và cực kỳ sợ hãi những điều giản dị đời thường.

Khi nhận ra quan điểm sống này là một phần di sản từ cha mẹ, Natasha quyết định chấp nhận sự thật. Từ đó, cô biết làm chủ cảm xúc của mình. Cô nói chuyện lại với chồng khi nhận ra sự chối bỏ của mình bắt nguồn từ nỗi hoảng sợ trong lòng. Họ cùng nhau lập một tổ chức phi lợi nhuận với mục đích giúp đỡ phụ nữ. Mặc dù tài chính của họ không được như trước đây nhưng cuộc sống đã ngập tràn niềm hạnh phúc do mang lại sự thay đổi trong cuộc sống của những người khác.

Tiến sĩ Samantha, một phụ nữ ở độ tuổi 50, cực kỳ thông minh, làm y tá ở bệnh viện. Mong ước làm mẹ của chị gắn liền với khát khao có một người chồng, nhưng ước mơ ấy không thành hiện thực.

Lớn lên trong một gia đình tan vỡ, Samantha chưa bao giờ biết đến khái niệm như thế nào là có cha mẹ vững vàng và gần gũi. Mẹ chị, một bác sĩ bận rộn, hiếm khi có thời gian cho con, và chị chưa từng biết cha mình là ai. Vì vậy, suốt thời thơ ấu, Samantha tự chăm sóc bản thân. Kể cả việc bảo mẹ đến tham dự vở kịch đầu tiên của mình ở trường cũng làm chị cảm thấy có lỗi. Phải mất rất lâu chị mới hiểu ra rằng mẹ không hề quan tâm đến con mà chỉ muốn đi giải cứu thế giới. Kết quả là Samantha mất niềm tin vào cuộc sống, tin rằng cách duy nhất để tồn tại là chôn giấu mọi nhu cầu của mình.

Khi mẹ đi bước nữa, cưới một người chồng bạo hành, Samantha không thể tin nổi tại sao một người phụ nữ mạnh mẽ, thông minh như mẹ có thể để mình bị hành hạ đến thế. Ngay khi tốt nghiệp trung học, Samantha bỏ nhà ra đi, tụ tập với nhóm bạn sử dụng ma túy, quan hệ tình dục bữa bãi và sống lang thang trên đường phố.

Sáu năm sau, ở tuổi 24, Samantha được đưa đến bệnh viện vì bị sốc ma túy. Đó chính là khoảnh khắc bóng đèn bật sáng, khi chị nhận ra mình cũng bị tê liệt về cảm xúc như mẹ. Chị bắt đầu tìm việc làm và đi học lại. Vốn bản tính thông minh, chị nhanh chóng tốt nghiệp đại học, rồi thạc sĩ, tiến sĩ. Đến năm 40 tuổi, chị đã hết phụ thuộc vào ma túy và có tài chính ổn định.

Mặc dù bề ngoài thành công, nhưng trong lòng chị vẫn mang một nỗi đau. Ở bệnh viện, chị bận rộn chăm sóc bệnh nhân – chị vui vẻ hoàn thành nhiệm vụ này bởi thấy các mối quan hệ tình thân quá ngột ngat. Vì sợ bị phản bội và không tin tưởng người đàn ông nào, mối quan hệ dài nhất của chị chỉ được năm tháng, tức là hầu hết quãng đời của chị là độc thân. Khi thấy mình trượt dần vào trầm cảm, chị khóc than, “Tôi không có gì để chờ đợi. Tôi chạy trốn khỏi tuổi thơ, thế mà vẫn thấy mình đau đớn như hồi 5 tuổi. Trong lòng tôi vẫn cảm thấy mình như cô bé năm nào. Đến bao giờ nỗi đau này mới nguôi ngoai?”

– Trích từ sách Làm Cha Mẹ Tỉnh Thức của Tiến sĩ Shefali Tsabary –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.