DÒNG SÔNG CẢM THỌ

Cảm thọ đóng một vài trò rất quan trọng trong việc điều khiển mọi tư tưởng hoạt động của ta.

Cảm thọ như một dòng sông, trong đó mỗi một cảm thọ là một giọt nước, giọt nước này nương vào giọt nước kia để tạo ra một dòng sông. Chúng ta có thể ngồi trên bờ sông để quan sát và nhận diện từng cảm thọ một khi chúng xuất hiện, trôi nổi rồi mất hút.

Chúng ta có thể ngồi trên bờ sông để quan sát và nhận diện từng cảm thọ một khi chúng xuất hiện, trôi nổi rồi mất hút.

Có ba loại cảm thọ: cảm thọ dễ chịu, cảm thọ khó chịu và cảm thọ trung tính. Khi có một cảm thọ khó chịu ta có khuynh hướng muốn xua đuổi nó. Tốt hơn hết, ta nên trở về với hơi thở chánh niệm và quan sát một cánh lặng lẽ để thấy rõ nó hơn: “Thở vào, tôi biết tôi có một cảm thọ khó chịu trong tôi. Thở ra, tôi biết có một cảm thọ khó chịu trong tôi”. Gọi đúng tên bản chất và nguyên do của một cảm thọ, như giận, buồn, vui, hay hạnh phúc, giúp ta nhận diện nó một cách rõ ràng và sâu sắc.

Ta có thể dùng hơi thở để tiếp xúc với những cảm thọ và chấp nhận sự hiện diện của chúng. Nếu hơi thở ta nhẹ nhàng, êm ái, kết quả của sự thực tập hơi thở ý thức, thân tâm nhờ đó cũng trở nên nhẹ nhàng, trong sáng, tĩnh lặng và cảm thọ ta cũng vậy. Ta phải biết quan sát những cảm thọ với óc không phân biệt: Ta biết là cảm thọ không phải ở ngoài ta mà cảm thọ chính là ta, ta chính là cảm thọ. Ta không thể để cảm thọ làm ta chìm đắm hay hốt hoảng, mà ta cũng không hắt hủi nó. Không hắt hỉu hay bám víu là thái độ buông xả của người hành thiền.

Bằng phương pháp quan sát và nhận diện, ta có thể được soi sáng bởi những cảm thọ khó chịu, chúng sẽ giúp ta hiểu nhiều về chính chúng ta và về xã hội ta đang sống.

Nếu biết chăm sóc một cách nhẹ nhàng và ưu ái những cảm thọ khó chịu, ta có thể chuyển hóa chúng thành những năng lượng lành mạnh, có khả năng nuôi dưỡng chúng ta. Bằng phương pháp quan sát và nhận diện, ta có thể được soi sáng bởi những cảm thọ khó chịu, chúng sẽ giúp ta hiểu nhiều về chính chúng ta và về xã hội ta đang sống.

Y học Âu Tây quá chú trọng về khoa giải phẫu. Bác sĩ muốn cắt bỏ những gì họ cho là không còn dùng được nữa. Khi có một cái gì không ổn trong thân thể, họ thường khuyên chúng ta nên cắt bỏ. Trong ngành tâm lý trị liệu cũng vậy. Những nhà trị liệu muốn ta vức bỏ những gì ta không thích và chỉ giữ lại những gì ta thích. Mà cái được giữ lại, thường thường chẳng là bao. Cho nên nếu cần vứt bỏ cái ta không thích, thì thường thường chúng ta phải vứt bỏ phần lớn con người của ta.

Cho nên thay vì cắn xén, ta học cách chuyển hóa. Ví dụ, ta chuyển hóa cái giận, làm cho cái giận trở thành một cái gì lành mạnh, như sự hiểu biết. Ta không cần đến khoa giải phẫu để cắt bỏ cái giận của ta. Nếu ta giận cái giận của ta, ta sẽ có hai cái giận cùng một lúc. Ta chỉ cần quan sát nó một cách chăm chú và từ hòa. Nhờ vậy nó sẽ được chuyển hóa và ta không cần phải chạy trốn nó. Đó là cách làm hòa với nó. Nếu ta có đủ an lạc, ta sẽ làm hòa rất dễ dàng với cái giận. Với buồn lo, chán nản, sợ hãi hay với bất cứ trạng thái khó chịu nào cũng vậy.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Nguồn: Hoa Đà Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.