ĐÂU LÀ NGUỒN GỐC CỦA KHỔ ĐAU & BẤT AN?

CHÍNH TÂM BẤT THIỆN SINH RA SỰ BẤT AN

Bạn thân mến, chắc hẳn, bạn đang đi tìm cho mình một phương pháp để giải quyết những bất an, khổ đau khó khăn trong đời sống của mình.

Có bao giờ bạn tự hỏi, vì sao có rất nhiều tình huống, lý trí bạn biết rất rõ nên làm gì, không nên làm gì,..nhưng cuối cùng bạn vẫn hành xử theo cảm xúc và thói quen cũ?

Có khi nào bạn trăn trở, làm cách nào để đối trị những tâm Tham Lam, Giận Dữ, Mê Muội, Sợ Hãi trong mình, để sống một cuộc sống bình an, có ý nghĩa và tỏa ra năng lượng lành cho những người xung quanh?

Đừng lo!

Thắc mắc của bạn đã được 1 vị Thầy giải đáp cách đây hơn 2500 năm

Vị thầy ấy không phải là thần linh hay đấng tối cao gì cả

Vị thầy ấy cũng là con người giống như chúng ta, cũng từng trải qua rất rất nhiều cay đắng khổ ải của cuộc đời

Và cũng từng trăn trở như bạn vậy,

Sau một chặng hành trình dài ngày dày công tìm kiếm, thực hành, cuối cùng thầy đã tìm ra con đường giúp đời sống con người bình an, hạnh phúc bền vững tận sâu thẳm tâm hồn

Đó là con đường được hình thành bởi 3 YẾU TỐ: GIỚI (ĐẠO ĐỨC) + ĐỊNH (Thiền Định) + TUỆ (Trí Tuệ)

Nghĩa là chúng ta muốn giải quyết BẤT AN trong lòng mình, việc đầu tiên, là trong chính đời sống hằng ngày

Chúng ta hãy loại bỏ những Hành Vi, Lời Nói và Ý Nghĩ BẤT THIỆN của chính mình. Hãy quan sát kỹ lại xem, trong đời sống của chúng ta có những điều này không:

1/ Giết hại, hành hạ, đánh đập: Chính mình, người khác, con vật

2/ Trộm cắp, lãng phí, lười biếng, bỏn xẻn

3/ Tà dâm, đa tình, thả thính, ăn mặc hở hang, không giữ khoảng cách thích hợp

4/ Lừa dối, nói dối, nói lời chỉ trích, nói lời lật lọng, nói lời vô ích

5/ Dùng các chất say: Rượu, bia, thuốc lá, games, âm nhạc làm yếu đuối tâm hồn

6/ Thường xuyên có ý Ham muốn quá mức, kỳ vọng, đòi hỏi, tham lam

7/ Thường xuyên có ý Sân giận, ghen ghét, đố kỵ

8/ Ít chịu học để mở rộng hiểu biết hoặc không thực hành để mình si mê

Bạn biết không, những điều BẤT THIỆN trên đây chính là nguồn gốc của MỌI SỰ BẤT AN trên đời.

Nếu bạn thật sự mong muốn bình an bền vững, hãy nỗ lực ngăn ngừa, trừ bỏ những điều bất thiện & tăng trưởng những điều thiện như: Lòng yêu thương, biết đủ, tiết kiệm, cho đi, chung thủy, tôn trọng, chân thành, hòa nhã, luôn tỉnh táo, không tham, tha thứ & khoan dung, lắng nghe & không ngừng học hỏi, rèn luyện bản thân mình để phát triển bản thân.

Chính những điều thiện sẽ thay thế bất thiện, và cũng từ đó, chính những bình an sẽ thay thế sự bất an bên trong bạn.

Tất cả nhứng điều trên chính là GIỚI (Đạo đức)

Tuy nhiên, không dừng lại ở việc dùng đạo đức để chuyển hóa khổ đau. Bậc thầy ấy còn đưa ra thêm một chìa khóa quan trọng để giúp bạn chuyển hóa mạnh mẽ hơn nội tâm & những thói quen sâu dày của mình. Bởi nói thì dễ, chứ làm đâu có dễ… Mà muốn dễ, phải có phương pháp thực hành rõ ràng

 Và đó chính là Thiền Định

”Thiền” – Năng lực làm chủ bản thân, Thiền là một phương pháp rất đặc biệt & hiệu quả giúp sửa đổi, hoàn thiện tâm tính con người. Thiền Tứ Niệm Xứ (Thân, Thọ=cảm giác, Tâm, Pháp=mọi sự vật hiện tượng) là phương pháp hiện nay được nhiều trường học, tổ chức, trại giam, viện dưỡng lão, đồn cảnh sát,…trên thế giới ứng dụng rất thành công. Tính đến năm 2017, nhiều tập đoàn lớn như: Google, Samsung, Apple, Intel,…và nhiều trường học tại nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến: Mỹ, Anh, Úc, Đức, Canada,… đã đưa Thiền Tứ Niệm Xứ làm phương pháp đào tạo nhằm rèn sức chịu đựng và nuôi dưỡng tâm hồn cho nhân viên, giáo viên & học sinh.

Tuy nhiên, Vị thầy đã khẳng định. Bất kỳ loại thiền nào trên đời, muốn đi ĐÚNG HƯỚNG, đều phải vững chắc trên nền tảng của GIỚI (Đạo Đức), nếu không, sẽ chẳng đi tới đâu cả. Và muốn học Thiền, bạn nên tìm đúng bậc thầy có GIỚI (đạo đức) đáng tin cậy nhất để học, vì đây là con đường đi sâu vào nội tâm, chớ nên vội tin bất kỳ ai. Hãy tự mình thực hành KIỂM CHỨNG & luôn lấy GIỚI LUẬT làm kim chỉ nam. Và từ chính trên nền tảng GIỚI, ĐỊNH đúng đắn đó, bạn sẽ khai mở được trí tuệ bên trong chính bạn, và giúp bạn THẤU SUỐT MỌI VẤN ĐỀ để không còn khổ tâm vì bất cứ điều gì nữa.

Đến đây, chắc hẳn bạn đã đoán biết được vị thầy ấy là ai. Đó chính là Đức Phật, một con người ĐẠO ĐỨC & TRÍ TUỆ vẹn toàn. Nếu bạn đủ niềm tin & đủ nhân duyên, hãy tìm hiểu thật kỹ Lời Dạy của thầy (hay còn gọi là Phật-Pháp), bạn sẽ khám phá ra những phương pháp thực hành rất thực tế và có thể giải quyết khổ đau ngay chính trong đời sống hàng ngày của bạn, chứ không phải là cách hiểu Phật Pháp như một tôn giáo hay một giáo phái nào riêng biệt.

Lời Thầy Dạy là cho tất cả loài người, không có bất kỳ sự phân biệt nào. Ai có duyên sẽ cảm ngộ.

Dưới đây là những nguồn thông tin về Thiền để bạn tham khảo, và lưu ý, hãy nghiên cứu và tìm hiểu đầy đủ, để thực hành kiểm chứng xem nó có thật sự thực tế giải quyết được gốc rễ những điều bất thiện gây ra bất an cho bạn không. Hãy tự chứng nghiệm từng bước bằng trí sáng suốt của chính mình chứ đừng vội tin ngay. 

Chúc bạn thân tâm thanh tịnh & hạnh phúc bền vững!

Nguyện cho bạn tìm được phương pháp đúng của Đức Phật & thực hành chuyển hóa khổ đau cho chính mình

THIỀN VIPASSANA (thân thọ tâm) từ thầy Thích Nhất Hạnh

THIỀN VIPASSANA (thân thọ) từ ngài Goenka

(Quán các cảm giác: dễ chịu, khó chịu, trung tính; Giữ tâm bình thản trước các cảm giác; Quan sát sinh diệt, hiểu rõ Vô Thường)

THIỀN VIPASSANA từ các vị thiền sư Myanmar

DÒNG THIỀN XẢ TÂM

(Những bước chuẩn bị quan trọng trước khi tu tập Tứ Niệm Xứ: Sống với GIỚI LUẬT; Phòng hộ các căn; Tu tập Tứ Chánh Cần)

Nguyện cho tất cả chúng sinh thực tập đúng Chánh Pháp của Đức Phật

Nguyện cho chúng con thấy lỗi chính mình và sửa đổi để hoàn thiện mỗi ngày

Nguyện cho chúng con biết biết thương yêu vô điều kiện và trí tuệ tăng trưởng

Như lý tác ý

VÀI NÉT VỀ NHỮNG VỊ THẦY TIÊU BIỂU CỦA CÁC DÒNG THIỀN

mahasi-sayadaw-1982-4.jpg

Thiền sư Mahasi Sayadaw

Ngài sinh năm 1904 tại Miến Điện trong một gia đình khá giả

– Xuất gia năm 6 tuổi, là một học trò sáng dạ trong việc nghiên cứu kinh điển

– Dưới sự hướng dẫn của ngài Mingun Jetavan, ngài đã miên mật thực hành thiền Minh Sát (Vipassana) trong 4 tháng

– Sau đó, Ngài đã tham dự và xuất sắc vượt qua kỳ thi Dhammacariya (Pháp Sư) do Chính phủ tiến hành năm 1941

– Năm 1949 Ngài giới thiệu nhóm đầu tiên gồm 25 hành giả vào thực hành phương pháp thiền Minh Sát, từ đó nhiều trung tâm thiền tương tự mọc lên khắp Miến Điện, lên tới con số hơn một trăm. Sau đó số người được học phương pháp của Ngài đã vượt qua con số 700.000 người

– Tại Đại hội Kết tập Kinh điển (Sañgāyana) lần thứ VI tổ chức tại Yangon trong hai năm, Thiền sư Mahasi là một trong những biên tập viên cuối cùng cho các văn bản kinh điển được tuyên đọc và rồi được phê duyệt trong các phiên họp của Đại hội

– Vào năm 1982, Trưởng lão Thiền sư Mahasi đã qua đời vì một cơn đau tim đột ngột và nghiêm trọng. Tuy nhiên, vào tối ngày 13, ngài vẫn có lời giới thiệu chỉ dẫn cho một nhóm thiền sinh mới.

Tham khảo thêm tại ĐÂY

thich-nhat-hanh-4.jpg

Thiền sư Thích Nhất Hạnh

– Thầy là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình người Việt Nam

– Thầy sinh năm 1926 tại Thừa Thiên Huế, xuất gia theo Thiền Tông năm 16 tuổi

– Thầy là nhà lãnh đạo Phật giáo lớn thứ 2 trên thế giới (sau Đức Đạt Lai Lạt Ma)

– Thầy đã viết hơn 100 cuốn sách, trong số đó hơn 40 cuốn bằng tiếng Anh và là người vận động cho phong trào hòa bình, với các giải pháp không bạo lực cho các mâu thuẫn trên thế giới

– Thầy Thích Nhất Hạnh đã lập ra dòng tu Tiếp Hiện “Tiếp” có nghĩa tiếp xúc, tiếp nhận, “Hiện’” có nghĩa thực hiện; Thầy và thiết lập các trung tâm thực hành, các thiền viện khắp trên thế giới. Nơi cư ngụ của Thầy là Tu viện Làng Mai ở nước Pháp. Thầy du hành khắp thế giới thuyết giảng và tổ chức các khóa tu thiền.

Tham khảo thêm tại ĐÂY

Life-of-S-N-Goenka-2.jpg

Thiền sư Goenka

– Thiền sư Goenka là người gốc Ấn Độ nhưng sinh trưởng và lớn lên tại Miến điện.

– Ngài may mắn được gặp thầy U ba Khin và được truyền dạy phương pháp Thiền Vipassana trong 14 năm, sau đó Ngài bắt đầu giảng dạy

– Những khóa Thiền do Ngài hướng dẫn đã thu hút hàng ngàn người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội (hàng chục ngàn người trong hơn 300 khóa thiền tại Ấn độ và những nước khác, cả Đông phương lẫn Tây phương)

– Những Trung tâm Thiền đã được thành lập tại Ấn độ, Canada, Mỹ, Úc, Pháp, Anh, Nhật, Thái, Miến điện, Nepal, và những nước khác

– Đường lối của Thầy Goenka cũng hoàn toàn không tông phái, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, bình dân để triển khai Lời Phật dạy.

– Ngài mất năm 2013 ở tuổi 89

Tham khảo thêm tại ĐÂY

thie1bb81n-sc6b0-tejaniya-4-o55d0ti7kfnrdi4azq078iz7xtr41578rw7856zzju

Thiền sư Sayadaw Tejaniya

– Thiền sư là một tu sĩ Phật giáo nguyên thủy tại Miến Điện, được kế thừa dòng thiền của thiên sư  Shwe Oo Min, và hiện tại đang quản lý thiền viện Shwe Oo Min ở Yangon, Myanmar

– Trước khi trở thành một tu sĩ, Thiền sư là chủ điều hành một doanh nghiệp dệt may cho đến năm 36 tuổi

– Quan điểm của Thiền sư về thiền có sự khác biệt với các phương pháp truyền thống của Miến Điện, Ngài chủ trương đừng quá quan tâm đến đối tượng mà hãy chú trọng đến cái tâm đang phản ứng với đối tượng, và hành thiền mọi lúc mọi nơi chứ không nhất thiết ở tư thế ngồi

Tham khảo thêm tại ĐÂY

download-o55d12wlgs0mllqngu2gxgltvogs648k56q2xym23m

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

– Trưởng lão Thích Thông Lạc sinh năm 1928. Cha Thầy là hòa thượng Thích Thiện Thành, trụ trì đời thứ tư chùa Am, ông là một thầy thuốc đông y, thường chữa bệnh cho mọi người.

– Thầy xuất gia năm 8 tuổi, được học với nhiều vị hòa thượng và được hòa thượng Thiện Hòa cử đi học Phật học viện Huệ Nghiêm và Đại học Vạn Hạnh.

– Thầy đã trải qua nhiều pháp môn tu tập từ Mật Tông, Tịnh Độ Tông và Thiền Tông, và ở pháp môn nào Thầy cũng nỗ lực hết sức đạt thành chỗ tâm đắc của pháp môn đó, nhưng vẫn không làm chủ được sinh, già, bệnh, chết như kinh Phật đã dạy.

– Thầy ở tu viện Chơn Không học thiền với hòa thượng Thanh Từ trong ba tháng an cư năm 1970, thầy được đánh giá là vị tu hành Đại Tinh Tấn

– Sau đó Thầy rời khỏi Chân Không lên Hòn Sơn Rạch Giá, ngồi tu 1 năm trời và ăn lá cây rừng để sống

– Rời Hòn Sơn, Thầy về tu tập bên gần mẹ, và nói với mẹ: “Mẹ ráng nuôi con ngày một bữa, đời con chỉ biết có tu hành mà thôi”, sau đó thầy chuyên tâm tu tập 9 năm trời theo Thiền Tông

– Thời kỳ đầu, hoàn cảnh gia đình không cho phép Thầy chỉ ngồi không tu tập, vì vậy Thầy vừa làm để sống và vừa lo tu tập. Cho nên Thầy vừa lao động sản xuất vừa xả tâm theo phương pháp chánh niệm tỉnh giác câu hữu với pháp như lý tác ý của Phật Giáo Nguyên Thủy mà thầy đã vô tình đọc được trong tạng Kinh Nikaya do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch. Sau sáu tháng tu tập, vào ngày 9 tháng 9 âm lịch năm 1980 Thầy đạt kết quả trọn vẹn và bắt đầu triển khai chấn hưng lại Phật Giáo qua những bộ sách: Đường Về Xứ Phật, Những Lời Gốc Phật Dạy,…và thiết lập một môi trường tu tập nguyên thủy như thời Đức Phật tại Tu Viện Chơn Như, Trảng Bàng, Tây Ninh.

Tham khảo thêm tại ĐÂY

Thông tin các khóa thiền
Thiền theo phương pháp ngài GoenKa
246x0w.jpg

Vipassana – HCM, HN
Chương trình Anapana: bồi dưỡng kỹ năng sống cho trẻ em hè.
Các khóa thiền Vipassana tại Củ Chi, tại TX Ngọc Thành (HCM) & Sóc sơn (HN)

Tối thứ 5 hàng tuần
246x0w.jpg

Thiền Xả Ly – HCM
Giải quyết vấn đề bằng năng lực tỉnh thức – Diễn ra vào tối thứ 5 hàng tuần, 18h – 21h

Thiền xả ly + Làm phước thiện theo phương pháp của ngài Ottamasara

TRUNG TÂM THIỀN TNC – HCM
Trung tâm mở cửa liên tục 24h mỗi ngày, các thiền sinh có thể đến tham vấn vào bất cứ lúc nào

Sư Cô Hằng Liên – Tiến sĩ Phật Học – Triết Học

Chùa Hồng Trung Sơn – Đồng Nai
Khóa thiền 10 ngày Vipassana (siêu hot)

  • 0129 5569 123
  • phapdangthientue@gmail.com
  • phapdangthientue.com
  • Xã Nam Cát Tiên, Huyện Tân Phú, Đồng Nai
Sư Cô Hương Thiền

Chùa Đức Hòa – HN
Khóa 1 – 2 ngày và 7 – 10 ngày Vipassana

Trụ trì Thích Bửu Chánh

Thiền Viện Phước Sơn – Đồng Nai
Các khóa thiền Vipassana, còn gọi là thiền Minh Sát, Tứ Niệm Xứ.

  • 01228 697 281 (Sư Khoa)
  • doilagiang@gmail.com
  • thienvienphuocson.net
  • 368 Suối Tân Cang, Phước Tân, Biên Hòa, Đồng Nai
Thầy Minh Huệ

Tịnh Xá Ngọc Đăng – HCM
Thiền Tuệ Vipassana (thiền tứ niệm xứ). Các khóa thiền dành cho doanh nhân, tuổi trẻ…

Thầy Thích Nhật Từ

Chùa Giác Ngộ – HCM
Các Khóa Tu 1 ngày (Thứ 7 & Chủ Nhật)
Khóa học giáo lý Bát Chánh Đạo (tuần 2 buổi)

Thầy Thích Nguyên Giác và Thích Chân Quang

Chùa Từ Tân – HCM
Các Khóa Tu 3 ngày (Chiều Thứ 6 đến trưa Chủ Nhật),
Một tháng 1 lần

(Tu thiền, tụng kinh và nghe pháp thoại)

  • 08 3845 8297
  • webtutan@gmail.com
  • https://chuatutan.net
  • 90/153 Trường Chinh, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Tu Viện Chơn Như – Tây Ninh (Cách HCM 2h chạy xe máy)

  • 0276.3892.911 – 0965.79.55.89
  • chonnhu2@gmail.com
  • https://tuvienchonnhu.net
  • số 4 đường Chùa Am, ấp Gia Lâm, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
    Các bạn có thể về thăm tự do, mang cmnd để ở lại nếu muốn
    Bạn sẽ được trải nghiệm đời sống của Đức Phật được Đức Trưởng Lão dựng lại ngay tại Việt Nam
Học thiền tại Myanmar

Học Thiền Tại Myanmar

Thiền sư Mahasi Sayadaw

Mahasi Sasana Yeiktha Meditation Centre – MYANMAR
Tradition: Satipatthana Vipassana meditation

  • (01) 541971 or (01) 545918
  • mahashi.meditescenter@gmail.com
  • http://www.mahasi.org.mm/
  • No 16, Sasana Yeiktha Road, Yangon, 11201Myanmar
Thiền sư Pa-Auk Tawya Sayadaw

Rừng thiền Pa Auk – MYANMAR

Thiền sư Sayadaw U Tejaniya

Shwe Oo Min Dhamma Sukha Yeiktha – MYANMAR
Tradition: Cittanupassana Vipassana Meditation Method

  • +95-1- 636402.
  • shweoomindskt@gmail.com
  • http://ashintejaniya.org/
  • Aung Myay Thar Yar Road, Gone Tala Poung village, Mingaladon township, Yangon, Myanmar 

Nguồn: Viện đào tạo Bách Khoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.